Cách Làm Sạch Bụi Bẩn Trên Đồ Nội Thất Gỗ Sáng Bóng Và Bền Màu Sơn
Việc vệ sinh, lau chùi nhà cửa hay làm sạch bụi bẩn trên đồ nội thất gỗ là những công đoạn làm cho nhiều gia đình phải tất bật trong dịp cuối năm. Nhưng năm nay, việc vệ sinh nhà cửa sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều, với 10 cách làm sạch bụi bẩn trên đồ nội thất gỗ mà Nguyễn Mộc gợi ý bên dưới.
Bên cạnh việc tiết kiệm được nhiều thời gian, việc giữ cho đồ nội thất gỗ luôn sạch sẽ và bền đẹp theo thời gian lại không hề dễ dàng, bởi vì đồ gỗ rất dễ bị hư hại và cũ nếu ta không biết cách lau chùi và bảo vệ, cho dù bàn ghế của bạn còn mới hay đã cũ, để giữ cho nó luôn có độ mới và đẹp đòi hỏi bạn cần có một số dụng cụ chuyên biệt dành cho đồ gỗ. Làm được như vậy thì đồ gỗ của bạn sẽ luôn bền đẹp và sáng bóng.
Mẹo làm sạch đồ gỗ theo cách truyền thống
1. Dùng khăn khô để lau bụi bề mặt gỗ:
Đây là cách vệ sinh đồ gỗ cơ bản nhất dành cho bạn. Chỉ cần chuẩn bị một chiếc khăn khô, hoặc hơi ẩm để chùi những bề mặt nội thất bị bám bụi. Nhưng hãy nhớ đừng để khăn quá ướt, sẽ làm thấm nước vào gỗ, lâu ngày sẽ gây ra mối mọt, làm nấm, mốc gỗ.
2. Làm sạch bằng cách sử dụng xà phòng và nước ấm:
Đây là giải pháp khá đơn giản để làm sạch vết ố, bụi bẩn trên bề mặt gỗ. Ta chỉ cần hòa dung dịch sau đó xịt lên bề mặt gỗ sau đó dùng khăn bông khô lau luôn sau đó, sẽ loại bỏ được những vết loang và làm sản phẩm sạch sẽ.
3. Sử dụng sáp để lau chùi và đánh bóng đồ gỗ:
Cách lau chùi này khá đơn giản. Bạn chỉ cần lau qua bề mặt gỗ, sau đó, dùng một ít sáp phết lên bề mặt gỗ và dùng một miếng giẻ khô lau đi lau lại vài lần là được. Ngoài tác dụng đánh bóng, sáp còn có công dụng thần kì đối với gỗ đó là tính năng chống thấm nước của sáp giúp cho gỗ bạn chống thấm nước và đẹp càng thêm đẹp.
4. Đánh bóng đồ gỗ bằng giấm ăn hoặc chanh pha loãng:
Với những nguyên liệu gần gũi như chanh hoặc giấm ăn, với tính axit cao bạn sẽ dễ dàng loại bỏ những vết bẩn trên bề mặt đồ nội thất gỗ. Bạn hãy pha loãng chanh hoặc giấm với tỉ lệ 1:4 (1 phần chanh hoặc giấm, hòa chung với 4 phần nước). Nếu không sử dụng nước, bạn cũng có thể pha giấm chung với dầu oliu và lau như bình thường. Dầu oliu còn giúp cho bề mặt gỗ bóng hơn sau khi vệ sinh.
5. Dùng sữa bò để làm sáng lớp vecni:
Cách làm sạch bụi bẩn trên đồ nội thất gỗ phổ biến là sử dụng sữa bò. Nếu bạn muốn đánh bóng lại lớp vecni thì hãy bôi một lớp sữa bò lên bề mặt nội thất, để khô lại. Sau đó, lấy bàn chải nhúng nước rồi chà lên bề mặt. Cuối cùng là lấy khăn ẩm lau sạch lại thì sản phẩm nội thất gỗ của bạn sẽ sáng bóng như mới.
6. Sử dụng nước trà lau chùi bề mặt để loại bỏ nấm gỗ:
Hãy pha một ấm trà thật đậm và đặc, sau đó dùng khăn khô thấm vào nước trà và lau nội thất gỗ từ 3-4 lần là nội thất của bạn sẽ sạch bụi bẩn ngay và có thể loại bỏ được những nấm gỗ bị mốc trắng.
7. Làm mới bề mặt nội thất gỗ với hỗn hợp dầu ăn và sáp ong:
Trên những món đồ gỗ như bàn ghế phòng khách hay tủ bếp thường xuất hiện những vết bẩn như vết trà, nước ngọt, vết dầu loang. Bạn hãy cho vài giọt dầu ăn vào sáp ong trắng, sau đó đem chưng cách thủy đến khi sáp chảy ra quyện vào dầu. Lấy hỗn hợp này quét lên vết bẩn, hiệu quả rất đáng để mong chờ.
8. Dùng bia để tẩy vết bẩn bề mặt gỗ:
Một cách thông dụng khác để làm mới đồ nội thất gỗ là dùng bia. Bạn lấy một tấm vải mềm thấm bia chà lên mặt các sản phẩm bằng gỗ để xóa đi các vết bẩn lâu ngày, và mặt gỗ có độ sáng như mong muốn.
9. Dùng muối và thuốc tẩy làm mới đồ nội thất:
Muốn làm sạch những vết dơ bám trên mặt đồ gỗ, bạn chỉ cần pha sẵn một dung dịch theo công thức sau: 10g muối + 90g thuốc tẩy + 1 lít nước. Sau đó, quét lớp nước này lên mặt gỗ, lưu ý nên sử dụng chổi quét bằng be dừa vừa vặn với tay cầm, đợi một lúc cho dung dịch thấm vào lớp gỗ trơn, bạn rửa lại một lượt bằng nước sạch rồi lau khô ngay.
10. Trộn bột gạo hay bột mì với dầu ăn để tẩy những vết ố do ruồi làm bẩn:
Trộn hỗn hợp cho đều, rồi đánh cho thật quánh đặc, thoa lên chỗ bẩn, sau đó lau lại bằng nước sạch.
Một số lưu ý khi làm sạch bụi bẩn trên đồ nội thất gỗ
- Nên thường xuyên lau chùi bụi bẩn trên đồ nội thất gỗ, khi bề mặt gỗ bị dính bẩn, hay bị ố thì hãy xử lí ngay. Vì để lau sẽ rất khó làm sạch những vết bám bẩn trên đồ gỗ nội thất.
- Cần bảo quản, hạn chế để đồ nội thất gỗ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay những nơi thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt.
- Mỗi tháng nên sử dụng bình xịt chuyên dụng một lần, để tân trang lại bề mặt nội thất và ngăn ngừa sự sinh sôi của nấm mốc, mối mọt.
Tuy nhiên, mỗi món đồ nội thất cũng có tuổi thọ của nó. Thế nên, một món đồ nội thất gỗ đã sử dụng quá lâu, sẽ có những nguy cơ dễ bị rạn nứt, cong vênh, vỡ, gãy, hay sự sinh nảy nở của những ổ vi khuẩn, mối mọt làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Vì vậy, đây cũng là thời điểm thích hợp để bạn cân nhắc đến việc lựa chọn những đơn vị nội thất uy tín để cải tạo nội thất. Cập nhật và lựa chọn những mẫu nội thất mới, tân trang lại nhà cửa để đem đến sự thoải mái, tiện nghi thật trọn vẹn cho gia đình nhé!