Gỗ Cao Su Là Gì? Ứng Dụng Của Gỗ Cao Su Trong Nội Thất Nhà Ở
Nguồn gốc và đặc tính của cây cao su
Được khai thác lấy nhựa tại Việt Nam một thời gian dài, nhưng thời gian gần đây cây cao su mới có được chỗ đứng mới trong ngành nội thất qua việc khai thác lấy gỗ. Bạn thắc mắc về nguồn gốc gỗ cao su? Đặc tính của cây cao su khi khác thác trong ngành nội thất có tốt không? Nên dùng gỗ cao su cho nội thất nào cho căn nhà bạn? Hãy cùng Nội thất Mạnh Hệ tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé.
Nguồn gốc của cao su
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis là một loại cây thân gỗ thuộc về họ Đại kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn do chất lỏng chiết ra tựa như nhựa cây. Hinh thành và sinh trưởng tốt trong rừng rậm Amazon.
Đặc tính của cây cao su
Cây phù hợp với nhiệt độ nóng ẩm đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á, được trồng để khai thác nhựa và gỗ, các sản phẩm từ cây cao su có giá trị kinh tế cao. Thường cây sẽ hết giá trị khai thác kinh tế khi đạt khoảng 30 năm tuổi, lúc này được cây sẽ được đốn khai thác gỗ. Người ta sử dụng gỗ của cây để làm các sản phẩm gỗ công nghiệp như MFC, dùng làm ván ghép, đóng các đồ dùng đơn giản như bàn ghế.
Thông số kỹ thuật của cây cao su:
- Mật độ: 560-640 (kg/m3 ở 16% MC)
- Tiếp tuyến Hệ số co dư: 1.2 (%)
- Triệt Hệ số co dư: 0.8 (%)
- Độ cứng: – 4350 (N)
- Tĩnh uốn: 66 N/mm ở mức 12% MC
- Mô đun đàn hồi: 9700 (N/mm ở mức 12% MC)
Gỗ cao su được thuộc phân loại nhóm mấy
Gỗ khai thác từ cây cao su được phân loại theo nhóm 7, đây là phân nhóm gỗ có trọng lượng nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt tấn công sau một thời gian sử dụng có ít giá trị về gỗ và không ai quan tâm. Tuy nhiên những năm gần đây sự nâng cao trong trình độ chế tác gỗ đã giúp gỗ cao su có chỗ đứng hơn trên thị trường đồ nội thất Việt.
Quy trình sản xuất gỗ cây cao su
Quy trình sản xuất gỗ cao su trải qua 5 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Phân tách phần thân và gốc của gỗ cao su
Giai đoạn 2: Phân loại lỗi khuyết điểm sau khi xẻ gỗ
Giai đoạn 3: Xử lý bằng hóa chất
Giai đoạn 4: Xử lý tẩm áp lực ở môi trường chân không
Giai đoạn 5: Quá trình sấy gỗ cao su
Giai đoạn 6: Kiểm tra, phân loại lại và lưu kho bảo quản
Các kiểu ghép gỗ cây cao su
Ghế nối song song
Ván gỗ cao su được tạo thành từ những ván gỗ ghép với nhau song song, chúng có cùng chiều dài nhưng không bắt buộc có cùng chiều rộng.
Ghép nối cạnh
Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ ngắn được sẻ theo hình răng cưa, ghép lại với nhau thành các đoạn có chiều dài bằng nhau. Tiếp tục ghép song song các thanh như kiểu ghép mặt.
Ưu điểm của gỗ cây cao su
- Gỗ cao su có độ bền cao, màu sắc đẹp, ít bị biến dạng, vân gỗ cao su bắt mắt chất gỗ dễ hoàn thiện, tạo hình, nhưng gỗ cần xử lý mối mọt kỷ.
- Dẻo dai dai tự nhiên, có tính đàn hồi
- Thân thiện với thiên nhiên và sức khỏe con người, ít bị ảnh hưởng bởi khói thuốc, vật liệu dễ cháy. Khi đốt không tạo ra chất độc vào không khí cho con người
- Kết cấu gỗ đặc biệt không không thấm nước
- Giá thành của sản phẩm khá thấp, dễ tiếp cận với đại đa số người sử dụng.
Nhược điểm của cây cao su
- Tuổi thọ của gỗ không cao như các sản phẩm khác trên thị trường, đây là thực tế bạn phải chấp nhận vì giá gỗ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố độ bền.
- Thuộc dòng gỗ bình dân nên không phù hợp với không gian nội thất sang trọng.
- Gỗ cao su được sử dụng theo dạng ván ép, ít có tính đồng bộ về màu sắc, điều này không ảnh hưởng đến chất lượng gỗ.
- Tính chất gỗ nhẹ, không rắn chắc như các loại gỗ quý khác. Vân gỗ sở hữu màu vàng sáng tự nhiên không quá phù hợp với thiết kế không gian cổ điển hoặc truyền thống.